Bỉm là sự lựa chọn không thể thiếu của các bà mẹ thời hiện đại. Chính sự tiện dụng của nó đã giúp các bà mẹ đỡ vất vả hơn trong việc chăm con. Tuy nhiên sử dụng bỉm đúng cách và nên chọn mua bỉm ra sao thì không hẳn bà mẹ nào cũng biết.
Nhiều khi chất lượng bỉm không tốt sẽ không kịp ngấm khi bé tè. Đối với bé trai, khi đóng bỉm phải chú ý đến chim của bé, phải cho chúi xuống để bỉm có thể ngấm được nước tiểu của bé. Ngoài ra, màng ngăn hai bên phải được kéo ra cẩn thận để không bị tràn nước tiểu ra ngoài khi bé tè.
-Tránh đóng tã hoặc mặc quần chất liệu nhựa tổng hợp cho bé. Bạn nên chọn loại cotton mềm mại và có khả năng thấm hút ẩm cao. Trên thị trường hiện có nhiều loại bỉm khác nhau, bạn có thể chọn loại phù hợp cho bé. Loại tã màng đáy dạng vải khá phổ biến. Kích thước tã cũng nên phù hợp để chúng không gây sức ép lên vùng bụng, mông và đùi bé.
1. Vì sao đóng bỉm cho bé mà bé vẫn bị ướt ngấm ra cả quần lẫn áo.
Nhiều khi chất lượng bỉm không tốt sẽ không kịp ngấm khi bé tè. Đối với bé trai, khi đóng bỉm phải chú ý đến chim của bé, phải cho chúi xuống để bỉm có thể ngấm được nước tiểu của bé. Ngoài ra, màng ngăn hai bên phải được kéo ra cẩn thận để không bị tràn nước tiểu ra ngoài khi bé tè.
2. Cách chọn bỉm cho con như thế nào?
- Để bé được thoải mái khi đóng bỉm thì việc lựa chọn bỉm phù hợp rất quan trọng. Khi mua bỉm, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dầy sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã.-Tránh đóng tã hoặc mặc quần chất liệu nhựa tổng hợp cho bé. Bạn nên chọn loại cotton mềm mại và có khả năng thấm hút ẩm cao. Trên thị trường hiện có nhiều loại bỉm khác nhau, bạn có thể chọn loại phù hợp cho bé. Loại tã màng đáy dạng vải khá phổ biến. Kích thước tã cũng nên phù hợp để chúng không gây sức ép lên vùng bụng, mông và đùi bé.
3. Cách đóng bỉm đúng cách
-Nếu có điều kiện, bạn nên để mông bé hở một lúc, để không khí lưu thông và làm thoáng mát vùng da mông của bé. Mùa hè, bạn nên hạn chế đóng bỉm (tã) cho bé. Bởi vì, thời tiết nóng bức sẽ tăng nguy cơ hăm tã cho bé. Nếu phải dùng, bạn nên thay tã cho bé thường xuyên hơn hoặc ngay sau khi bé đi tiêu (hoặc đi tiểu).
-Và các mẹ nhớ kĩ, tuyệt đối không được dùng kim băng để cài bỉm cho con nhé vì sẽ rất nguy hiểm khi trẻ cựa mình, đạp chân tay, kim băng bật ra đâm vào bé.
Bạn không nên dùng phấn rôm xoa lên vùng da hăm vì sẽ khiến lỗ chân lông của bé bị bít lại, không thoáng mồ hôi, dễ kích ứng.
-Nếu tình trạng hăm da ở bé dễ tái phát, bạn thử thay đổi loại bỉm, dung dịch vệ sinh mông cho bé. Nếu vết hăm ngày một trầm trọng hơn, bạn nên đưa bé đi khám.
4. Đóng bỉm có làm chân bé bị vòng kiềng?
Các mẹ nên nhớ, việc đóng bỉm không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Tránh để trẻ bị bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng.
Theo: Belly.vn
0 comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã gửi nhận xét, Xin chờ BQT duyệt